Chuyên phân phối sơn EPOXY  | TIAN CHENG VIỆT NAM

Sự khác nhau giữa sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn và hệ tự san phẳng

16/09/2021
Sơn Epoxy 2 thành phần là loại sơn đang được ngành xây dựng ựa chuộng hiện nay thay cho các loại đá lát, gạch nền… Sự đa dạng và phong phú của sơn Epoxy 2 thành phần mang lại ứng dụng cao cho các ngành công nghiệp như trải nền nhà xưởng, bệnh viện, tầng hầm, gara ô tô,… những nơi yêu cầu tính thẩm mỹ và sự bền đẹp. Sơn Epoxy 2 thành phần đáp ứng được đầy đủ những tính năng đó. Trên thị trường hiện nay, có 2 dạng sơn Epoxy phổ biến là: Sơn Epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san phẳng.

So sánh sự khác nhau giữa sơn epoxy hệ lăn và tự san phẳng

Nhìn chung, các bước tiến hành thi công sơn Epoxy của hệ lăn và hệ tự san là giống nhau. Chỉ khác đôi chút về phương pháp và dụng cụ thi công. Nếu sơn Epoxy hệ lăn có thể sử dụng ru lô thông thường để thi công thì sơn Epoxy hệ tự san phải dùng bàn gạt để thi công.

Có nhiều người khi mua sơn Epoxy 2 thành phần thường thắc mắc rằng: “Tại sao cùng là sơn Epoxy cả nhưng hai sản phẩm sơn lăn và sơn tự phẳng lại có giá cả khác nhau?”

Để giải đáp thắc mắc này, mọi người cùng xem bảng so sánh về sự khác nhau giữa sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn và hệ tự san phẳng dưới đây:

Đặc tính

Sơn phủ hệ tự san phẳng

Sơn phủ hệ lăn

Đơn giá

 Có chi phí cao

 Chi phí thấp hơn so với hệ tự phẳng, hợp lý với nhiều đơn vị có chi phí thấp

Độ bề với thời gian   

 Sơn tự san phẳng có độ bền cao hơn

 Sơn phủ hệ lăn có thời gian kém so với sơn tự san phẳng

Độ thẩm mỹ

 Độ thẩm mỹ cao hơn sơn lăn

 Độ thẩm mỹ tương đối

Chịu trọng tải

 Chịu trọng tải tốt. Mức chịu trọng tải tùy thuộc từng loại sơn

 Chịu trọng tải nhẹ, chỉ sử dụng trong các trường hợp đi lại nhẹ nhàng, lưu trữ hàng hóa đơn giản

Kháng hóa chất

 Kháng hóa chất tốt

 Kháng hóa chất tốt

Đồ bảo hộ trong quá trình thi công

 Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động: Kinh mắt, găng tay, mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ lao động.

 Giống như đồ bảo hộ thì công sơn tự phẳng.

Cách thi công sơn

 - Công tác chuẩn bị bề mặt: Xử lý vết nứt, dặm, vá khuyết tật trên sàn, xử lý độ chếnh trên sàn dưới 2 độ
 - Vệ sinh toàn bộ bề mặt, hút bụi 

 - Lăn lớp sơn lót Epoxy 2 thành phần

 - Kiểm tra bề mặt lớp lót sau 4 giờ kể từ lúc thi công.
 - Lăn lót bổ sung tại các vị trí bề mặt còn khiếm khuyết (nếu có, do bề mặt hấp thụ mạnh)
 - Sau 4 giờ kể từ khi thi công lớp lót, tiến hành thi công sơn Epoxy tự sản phẳng với độ dày cần sử dụng

 - Công tác chuẩn bị bề mặt: Xử lý vết nứt, dặm, vá khuyết tật trên sàn, xử lý độ chếnh trên sàn dưới 2 độ

 - Vệ sinh toàn bộ bề mặt, hút bụi
 - Lăn lớp sơn lót Epoxy 2 thành phần (đợi khô 4h và tiếng hành bước tiếp theo)
 - Lăn lớp phủ thứ nhất

 - Chờ khô khoảng 4 giờ tiến hành lăn lớp phủ thứ 2

Dụng cụ thi công

  Bàn cào răng cưa, lu lăn sơn epoxy, lu lăn gai

 Lu lăn sơn Epoxy hoặc súng phun sơn chuyên dụng

Thời gian đi vào sử dụng

 - Bảo dưỡng bề mặt trong thời gian 24 giờ có thể đi lại nhẹ nhàng
 - Bảo dưỡng hoàn toàn sau 7 ngày đưa công trình vào sử dụng đối với nơi sử dụng xe trọng tải lớn di chuyển trên sàn

 - Sau 24h có thể đi lại nhẹ nhàng

 - Để đưa vào sử dụng cần chờ khô hoàn toàn 5-7 ngày

Qua sự so sánh trên đây có thể thấy rằng sơn epoxy hệ tự san phẳng những đặc tính nổi trội hơn nên đơn giá sơn Epoxy hệ tự san phẳng sẽ cao hơn sơn Epoxy hệ lăn 1 chút.

Nên lựa chọn sử dụng sơn Epoxy hệ tự san phẳng hay hệ lăn?

Để biết nên chọn loại sơn Epoxy hệ tự san phẳng hay sơn Epoxy hệ lăn cho công trình? Bạn cần căn cứ vào tính năng của sơn cùng với nhu cầu sử dụng của công trình. Cụ thể sau đây:

1. Mặt hàng sản xuất của nhà xưởng, nhà kho

  • Nếu là nhà máy in, nhà máy bao bì, nhà máy giấy,… thì bạn nên chọn sơn hệ lăn.
  • Nếu công trình là nhà máy y tế, dược phẩm, thực phẩm, hay các nhà máy phải đạt tiêu chuẩn “GMP” thì khách hàng nên chọn sơn Epoxy tự san phẳng.

2. Dựa vào mức tải trọng của sàn

  • Nếu sàn nhà xưởng của bạn chỉ yêu cầu mức tải trọng từ nhẹ đến trung bình, ít di chuyển xe nâng hoặc không có. Phương án sơn Epoxy hệ lăn sẽ rất phù hợp.
  • Nếu sàn nhà xưởng yêu cầu mức tải trọng cao, chống mài mòn, lưu lượn di chuyển xe nâng thường xuyên. Bạn nên chọn sơn Epoxy hệ tự san phẳng.

Sự khác nhau giữa sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn và hệ tự san phẳng

3. Tiêu chuẩn nhà xưởng phòng sạch, độ kháng khuẩn, kháng hóa chất tốt

Nếu công trình sàn, nền của bạn yêu cầu khắt khe về khả năng kháng khuẩn, kháng hóa chất tốt. Trong trường hợp này, sơn Epoxy hệ tự san phẳng là phù hợp nhất vì nó hội tụ đầy đủ các yếu tố trên.

4. Dựa vào chi phí thi công sơn Epoxy

  • Nếu chi phí eo hẹp, khách hàng hãy chọn sơn Epoxy hệ lăn.
  • Nếu tài chính dư dả. Bạn hãy lưu tâm đến phương án chọn sơn Epoxy hệ tự san phẳng. Bởi với những tính năng vượt trội mà nó mang lại cho công trình của bạn thì chi phí này là hoàn toàn xứng đáng.

Tóm lại:

Sơn Epoxy hệ lăn có độ bền thấp và chịu được tải trọng ở mức độ trung bình được ứng dụng thực tế ở các công trình:

  • Khu lắp ráp sản xuất, nhà xưởng, xưởng đóng chai, nhà bếp, phòng trưng bày…
  • Gian đóng gói, hành lang, lối đi bộ hay nơi để hàng.
  • Phủ tường không bụi, phủ trần nhà.
  • Phủ chống khuẩn nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm, phòng thí nghiệm.
  • Thi công , sửa chữa sàn cũ.

Sơn Epoxy hệ tự san phẳng được ứng dụng vào các lĩnh vực:

  • Phòng thử nghiệm, phòng vô trùng, phòng máy tính.
  • Phòng làm việc, phòng máy điều khiển, phòng lưu trữ
  • Bệnh viện, xưởng dược GMP, xưởng thực phẩm.
  • Xưởng may mặc, nhà máy sợi, nhà máy quang học.
  • Xưởng điện tử, dệt và các loại gia công nói chung khác.

Với những  chia sẻ trên đây hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Nên lựa chọn sử dụng sơn Epoxy hệ tự san phẳng và sơn Epoxy hệ lăn?” Đồng thời, có kiến thức hữu ích để chọn lựa các loại sơn Epoxy phù hợp với mục đích sử dụng của các công trình.

Quy trình thi công sơn epoxy hệ lăn và tự san phẳng

Điều kiện cần và đủ trước khi thực hiện sơn epoxy

Trước khi tiến hành vào thi công sàn epoxy đạt hiệu quả tốt nhất. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ đánh giá được bề mặt nền sàn bê tông nhà xưởng, tầng hầm của bạn để có phương án thực hiện. Báo giá và chuẩn bị vật tư phù hợp. Trong đó sẽ đánh giá các vấn đề chính sau:

  • Kiểm tra độ ẩm (bắt buộc phải < 10%), nếu không sẽ phải thêm các công đoạn xử lý.
  • Kiểm tra độ mác bê tông: ảnh hưởng đến độ hao hụt của sơn.
  • Kiểm tra độ phẳng, khe nứt,…
  • Sau khi đã thống nhất phương án thực hiện, dòng sơn, lượng sơn, màu sơn, sẽ tiến hành chuẩn bị đủ thành phần A và B để tiến hành pha (sơn lót, sơn phủ, dung môi).

Sự khác nhau giữa sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn và hệ tự san phẳng

Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị máy móc:

  • Máy mài công nghiệp 3 pha loại lớn: để mài sàn hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ.
  • Máy hút bụi cỡ lớn: để đi kèm & hút bụi với máy mài 3 pha và các công đoạn vệ sinh bề mặt
  • Máy mài tay: để mài những góc cạnh mà máy lớn không tới được.
  • Máy trộn sơn epoxy: sử dụng máy khoan gắn mũi khuấy sơn.
  • Ru lô lăn sơn.
  • Ngoài ra cần chuẩn bị thêm bạt để che chắn tránh gây bụi bẩn lên các vật dụng xung quanh.

1. Quy trình thi công sơn epoxy hệ lăn

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn

Là khâu đầu tiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đạt chất lượng sơn như mong muốn. Cần loại bỏ hết bụi bẩn, loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, vật, nước trên bề mặt sàn để tạo độ nhám cho sơn Epoxy liên kết với mặt sàn tốt nhất.

Bước 2: Che lấp các lỗ hổng trên mặt sàn

Mặt sàn sau một thời gian hoạt động sẽ xuất hiện các vết rỗ, hổng, bong tróc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt sàn và làm mất tính thẩm mĩ. Cần phải che lấp các lỗ hổng này bằng hỗn hợp keo Epoxy và đợi keo khô lại thì mài cho nhẵn bóng.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Đây là lớp sơn không thể thiếu trong quá trình thi công sơn sàn Epoxy, bởi vì lớp sơn lót (hay còn gọi là Primer) này có khả năng tạo độ kết dính, tăng cường khả năng kết dính của lớp sơn phủ và sàn bê tông. Ngoài ra lớp sơn lót này còn có khả ngăn ngừa hóa chất, nước thẩm thấu xuống sàn bê tông, xi măng.

Sự khác nhau giữa sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn và hệ tự san phẳng

Do đó, để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, dùng cọ lăn hoặc súng (phun) lớp sơn lót một lượng vừa đủ đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ không bị bong tróc. Trong quá trình lớp lót (Primer) khô, tránh để bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp lót ,nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp phủ sau này, và rất dễ bong tróc.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ

Thi công lớp sơn phủ đầu tiên: Với lớp sơn Epoxy đầu tiên bạn cần dùng một chiếc rulo lăn, lăn đều tay toàn bộ khu vực cần sơn. Sau khi sơn lớp sơn Epoxy thứ nhất bạn cần chờ cho lớp sơn khô, sau 2 - 3H mới được sơn lớp tiếp theo.

Thi công lớp sơn phủ thứ 2 (hoàn thiện): Đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng, có thể đi lại sau 24 - 48h, sau 72h xe cộ có thể đi lại được. Tùy theo yêu cầu của nhà đâu tư mà bạn phải sơn thêm 2 hay 3 lớp nữa để đạt độ dày theo yêu cầu.

2. Quy trình thi công sơn epoxy hệ tự san phẳng

Bước 1: Chuẩn bị mặt san và dụng cụ

Điều kiện bề mặt và dụng cụ chuẩn ban đầu giống với hệ lăn. Tuy nhiên trong thi công cần sử dụng bàn cào phủ kết hợp với rulo gai phá bọt để thi công hệ tự san.

Sơn epoxy tự san phẳng là phương pháp hoạt động theo cơ chế phản ứng hóa học tự cân bằng của sơn. Nó có độ dày gấp nhiều lần so với hệ sơn hệ lăn. Do vậy trước khi tiến hành thi công bạn cần tuần thủ các bước sau:

Bước 2: Dán băng keo xốp ngăn cách khu vực cần thực hiện

Sau khi hút bụi và làm sạch sàn bê tông, bạn bắt đầu dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực cần thực hiện. Bước này giúp ngăn chặn tình trạng sơn tràn hoặc lem ra khu vực khác.

Bước 3: Trộn sơn theo đúng tỉ lệ

Đầu tiên bạn mở nắp cả 2 thùng thành phần A và B của sơn epoxy. Tiếp đến khuấy thùng A đều tay bằng máy khuấy chuyên nghiệp. Đổ thùng thành phần B từ từ vào. Trộn đều cả 2 thành phần với nhau ( có thể pha thêm dung môi theo tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất). Sau cùng thì có thể đem sơn đi thi công.

Sự khác nhau giữa sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn và hệ tự san phẳng

Bước 4: Tiến hành đổ sơn ra sàn

Cho sơn ra sàn nhà, rồi dùng bàn cào phủ đều kết hợp với rulo gai phá bọt. Độ dày màng sơn tốt nhất nên nằm trong khoảng từ 1- 3mm. Độ dày cũng phụ thuộc ít nhiều vào kinh nghiệm của đơn vị thi công.

Bước 5: Kiểm tra nghiệm thu công trình

Thường thì sau 24 - 48 tiếng thi công người và các vật có trọng lượng nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn đã được sơn Epoxy. Và đơn vị có thể bàn giao công trình cho đơn vị. Nếu muốn di chuyển vật có trọng tải lớn thì nên chờ khoảng 3 đến 7 ngày sau thi công để đảm bảo lớp sơn được chắc chắn nhất.



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

01/03/2022
Lưu Ý Trước Khi Thi Công Sơn Sàn Epoxy Chống Tĩnh Điện Lưu ý quan trọng khi sơn epoxy chống tĩnh điện cho nhà máy tránh những thiệt hại không đáng có, tiết kiệm chi phí vật tư cho công trình mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Lưu Ý Trước Khi Thi Công Sơn Sàn Epoxy Chống Tĩnh Điện
28/02/2022
Quy trình thi công cho từng dòng sơn Epoxy khác nhau? Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì dịch vụ thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng được ứng dụng vô cùng phổ biến bởi những tính năng vượt trội mà dòng sơn epoxy mang lại. Tuy nhiên quá trình tạo nên sàn nhà xưởng hoàn thiện nhất không phải là điều dễ dàng và không phải ai cũng biết. Và đối với mỗi yêu cầu nhà xưởng sẽ có loại sơn epoxy phù hợp và cách thi công cũng khác nhau.
Quy trình thi công cho từng dòng sơn Epoxy khác nhau?
28/02/2022
Nơi bán sơn Epoxy nền xưởng tại Hà Nội chất lượng Việc lựa chọn một đơn vị cung cấp sơn epoxy cho nền nhà xưởng với tiêu chí chất lượng và giá tốt đôi khi sẽ trở nên khó khăn với người dùng. Nhằm giúp bạn gỡ bỏ được những khó khăn đó hôm nay chúng tôi sẽ mách bạn "Nơi bán sơn Epoxy nền xưởng tại Hà Nội" với chất lượng cao cũng như giá thành hợp lý nhất.
Nơi bán sơn Epoxy nền xưởng tại Hà Nội chất lượng
28/02/2022
Những điều mà người bán ít khi nói khi giới thiệu về sơn epoxy ngoài trời Khi tìm hiểu về dòng epoxy ngoài bạn cũng sẽ xem xét về công dụng, tính năng, màu sắc và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên không phải mọi điều người bán sẽ nói hết cho bạn, mà bạn cần nằm được những kiến thức qua internet, người đã từng dùng,… Để nắm được những thông tin hữu ích nhất có thể. Bởi đối với sơn epoxy trong nhà thì đã khá phổ biến nhưng sơn epoxy ngoài trời thì không quá nhiều. Cùng Tian Cheng tìm hiểu rõ hơn về dòng sơn này nhé!
Những điều mà người bán ít khi nói khi giới thiệu về sơn epoxy ngoài trời
Chat Zalo

0964 666 298